Thập niên 1980 Mốc sự kiện trong Chiến tranh Lạnh

1980

  • 22 tháng 2: Đội tuyển Olympic hockey Hoa Kỳ đánh bại đội tuyển Liên Xô trong trận bán kết để giành quyền vào chơi trận chung kết với Phần Lan. Sự kiện này thường được gọi là "phép màu trên băng".
  • 21 tháng 3: Hoa Kỳ và đồng minh của mình tẩy chay thế vận hội Mùa hè 1980 diễn ra từ ngày 19 tháng 7 đến 3 tháng 8 tại Moscow.
  • 4 tháng 5: Josip Broz Tito, nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa cộng sản của Nam Tư từ năm 1945, qua đời ở tuổi 88 tại Belgrade.
  • 31 tháng 8: Tại Ba Lan, Hiệp ước Gdańsk được ký kết sau một làn sóng các cuộc bãi công khởi đầu từ xưởng đóng tàu Lenin ở Gdańsk. Hiệp ước tăng cường các quyền công dân, ví dụ cho phép thành lập một liên minh thương mại độc lập không bị đảng cộng sản kiểm soát.

1981

  • 20 tháng 1: Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ. Reagan được bầu cử dựa trên lập trường không nhượng bộ hòa dịu.
  • 20 tháng 1: Khủng hoảng con tin Iran kết thúc.
  • 19 tháng 8: Sự kiện Vịnh Sidra: các máy bay của Libya tấn công các máy bay phản lực Hoa Kỳ ở vịnh Sidra, nơi mà Libya đã thôn tính bất hợp pháp. Hai máy bay Libya bị bắn hạ; Mỹ không bị tổn thất gì.
  • 27 tháng 10: Một tàu ngầm Liên Xô bị mắc cạn không xa căn cứ hải quân Thụy Điển ở Karlskrona.
  • 23 tháng 11: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu hỗ trợ contras chống lại Sandinista.
  • 13 tháng 12: Tướng cộng sản Wojciech Jaruzelski ra lệnh thiết quân luật ở Ba Lan, hạn chế rất nhiều đời sống thường nhật, nhằm đàn áp Công đoàn Đoàn kết và các đối thủ chính trị chống chính quyền cộng sản.

1982

1983

  • Tháng 1: Điệp viên Liên Xô Dieter Gerhardt bị bắt ở New York.
  • 8 tháng 3: Trong bài phát biểu trước Hiệp hội Kinh Phúc âm Quốc gia, Reagan gọi Liên Xô là "đế quốc ma quỷ".
  • 23 tháng 3: Ronald Reagan đề xuất Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI hay "Star Wars").
  • 1 tháng 9: Chuyến bay 007 của Korean Air Lines chở 269 hành khách và phi hành đoàn bao gồm nghị sĩ Mỹ Larry McDonaldxâm phạm không phận Liên Xô và bị bắn hạ.
  • 25 tháng 10: Quân đội Mỹ tấn công hòn đảo Caribbe Grenada nhằm lật đổ chính quyền quân sự Marxist, trục xuất binh lính Cuba và dỡ bỏ công trình đường băng do Liên Xô viện trợ.
  • 2 tháng 11: Diễn tập quân sự Able Archer 83 — Soviet anti-aircraft misinterpret a test of NATO's nuclear warfare procedures as a fake cover for an actual NATO attack; in response, Soviet nuclear forces are put on high alert.

1984

  • Tháng 1: Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tóm tắt chính sách đối ngoại, chính sách này củng cố những tuyên bố trước đó của ông.
  • 13 tháng 2: Konstantin Chernenko trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
  • 28 tháng 7: Nhiều quốc gia đồng minh của Liên Xô tẩy chay thế vận hội Mùa hè 1984 (28 tháng 7 - 12 tháng 8) ở Los Angeles.
  • 16 tháng 12: Margaret Thatcher và chính phủ Anh, in a plan to open new channels of dialog with Soviet leadership candidates, gặp mặt Mikhail Gorbachev tại Chequers.

1985

  • 11 tháng 3: Mikhail Gorbachev trở thành lãnh đạo Liên bang Xô viết.
  • 6 tháng 8: Trùng vào lễ kỷ niệm lần thứ 40 sự kiện ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Liên Xô bắt đầu đơn phương tạm ngừng 5 tháng trong việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân (đã thông báo trước). Chính quyền Reagan chỉ nhìn nhận động thái này chẳng gì khác là nhằm tuyên truyền và từ chối làm theo. Gorbachev vài lần tuyên bố gia hạn thời gian tạm dừng nhưng Hoa Kỳ không đáp lại và việc tạm dừng này kết thúc vào ngày 5 tháng 2 năm 1987.
  • 21 tháng 11: Reagan và Gorbachev lần đầu gặp mặt tại Hội nghị thượng định ở Geneva, Thụy Sĩ. Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ có 2 (sau này là 3) hội nghị thượng đỉnh khác.

1986

  • 13 tháng 2: Pháp mở chiến dịch Épervier (chim cắt) nhằm đẩy lùi cuộc tiến quân của Libya vào Chad.
  • 25 tháng 2: Cách mạng Lực lượng Nhân dân nắm quyền lực ở Philippines, lật đổ Ferdinand Marcos, kẻ độc tài từ năm 1965. Corazon Aquino trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này.
  • 15 tháng 4: Hoa Kỳ ném bom Libya trong chiến dịch Hẻm núi El Dorado.
  • 26 tháng 4: Thảm họa Chernobyl: Một nhà máy điện hạt nhân Liên Xô ở Ukraine phát nổ, dẫn đến tai nạn nhà máy điện hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
  • 11–12 tháng 10: Hội nghị thượng đỉnh Reykjavik: A breakthrough in nuclear arms control.
  • 17 tháng 10: Ronald Reagan signs into law an act of Congress approving $100 million of military and "humanitarian" aid for the Contras.
  • November 3: Vấn đề Iran-Contra: Chính quyền Reagan công khai thông báo rằng it has been selling arms to Iran in exchange for hostages and illegally transferring the profits to the Contra rebels in Nicaragua.

1987

  • 16 tháng 1: Natives within the Party who oppose his policies of economic redevelopment (Perestroika). It is Gorbachev's hope that through initiatives of openness, debate and participation, that the Soviet people will support Perestroika.
  • 12 tháng 6: Trong chuyến thăm đến Berlin, Đức, tổng thống Mỹ Ronald Reagan có câu nói nổi tiếng thách thức thủ tướng Liên Xô Mikhail Gorbachev: "Ngài Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!" (Bức tường Berlin).
  • 10 tháng 9: Mở màn trận Cuito Cuanavale, Angola.
  • 18 tháng 11: Sau gần một năm nghe ngóng vụ bê bối Iran-Contra, Ủy ban Điều tra chung của Quốc hội đưa ra báo cáo cuối cùng của mình. Nó kết luận rằng vụ bê bối, liên quan đến một kế hoạch phức tạp nhờ đó một phần ngân quỹ từ việc bán vũ khí bí mật cho Iran đã được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho Contra chống lại chính quyền Sandinista ở Nicaragua, đã phơi bày "bí mật, sự lừa dối và coi thường pháp luật" của chính phủ Ronald Reagan.
  • 8 tháng 12: Hiệp ước Intermediate-Range Nuclear Forces được ký kết ở Washington, D.C. bởi tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, sau đó được một số người coi là dấu chấm hết chính thức cho chiến tranh Lạnh. Gorbachev đồng ý tiến đến hiệp ước START I.

1988

  • 22 tháng 2: Hai tàu tuần dương Mỹ U.S.S. Yorktown (CG-48) và U.S.S. Caron (DD-970) bị đâm ngoài khơi bán đảo Krym sau khi đi vào lãnh hải Liên Xô.
  • 11 tháng 5: Kim Philby (Harold Adrian Russell Philby), điệp viên cao cấp của Anh đào ngũ sang Liên Xô, qua đời ở Moscow.
  • 15 tháng 5: Quân đội Liên Xô bắt đầu rút khỏi Afghanistan.
  • 29 tháng 5-1 tháng 6: Reagan gặp mặt Gorbachev tại Moscow. INF Treaty ratified. Khi được hỏi liệu ông có còn cho rằng Liên Xô là một đế quốc ma quỷ, Reagan trả lời rằng khi đó ông đang nói về "giai đoạn khác, thời kỳ khác."
  • 6 tháng 11: Nhà khoa học và cũng là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Liên Xô Andrei Sakharov bắt đầu chuyến viếng thăm hai tuần đến Hoa Kỳ.
  • 22 tháng 12: Nam Phi rút quân khỏi Tây Nam Phi (Namibia).

1989

  • 4 tháng 1: Sự kiện Vịnh Sidra giữa Hoa Kỳ và Libya, tương tự như sự kiện Vịnh Sidra năm 1981.
  • 20 tháng 1: George H. W. Bush trở thành tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ.
  • 2 tháng 2: Quân đội Xô Viết rút khỏi Afghanistan.
  • 4 tháng 6: Thảm sát Thiên An Môn: Chính quyền Trung Quốc đàn áp người biểu tình Bắc Kinh dẫn đến rất nhiều người chết.
  • 4 tháng 6: Các cuộc bầu cử bán tự do ở Ba Lan cho thấy Đảng Cộng sản hoàn toàn không được ủng hộ; Công đoàn Đoàn kết giành được toàn bộ số ghế hiện có trong Quốc hội và 99% tại Thượng viện.
  • Tháng 8: Quốc hội Ba Lan bầu Tadeusz Mazowiecki làm lãnh đạo của chính quyền phi cộng sản đầu tiên trong khối phía Đông.
  • 18 tháng 10: Sửa đổi Hiến pháp Hungary, cho phép đa đảng và bầu cử tự do.
  • 18 tháng 10: Gần 20 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo cộng sản Erich Honecker chấm dứt tại Đông Đức.
  • 9 tháng 11: Liên Xô và Đông Âu sụp đổ: Liên Xô cải tổ và tình trạng vỡ nợ ở Liên Xô đã cho phép Đông Âu nổi dậy chống lại các chính quyền cộng sản ở đó. Bức tường Berlin bị chọc thủng khi phát ngôn viên Bộ Chính trị, Günter Schabowski, do không được thông tin đầy đủ về cách thức hoặc tiến trình của việc dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại mới đạt được khi đó, thông báo nhầm trong một cuộc họp báo ở Đông Đức rằng biên giới đã được mở cửa.
  • 3 tháng 12: Cuối hội nghị thượng đỉnh Malta, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và tổng thống Mỹ George H. W. Bush tuyên bố kỷ nguyên lâu dài của hòa bình đã bắt đầu. Nhiều nhà quan sát coi hội nghị này là sự bắt đầu chính thức cho việc kết thúc chiến tranh Lạnh.
  • 14 tháng 12: Chile phục hồi nền dân chủ.
  • 16–25 tháng 12: Cách mạng Romania: Những người nổi loạn lật đổ chính quyền cộng sản của Nicolae Ceauşescu, xử tử ông và vợ ông, Elena. România là quốc gia khối phía Đông duy nhất lật đổ chính thể công sản bằng vũ lực và xử tử nhà lãnh đạo của mình.
  • 29 tháng 12: Vaclav Havel trở thành tổng thống Tiệp Khắc cuối cùng.